Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017
On tháng 5 09, 2017 by John Luu No comments
Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng bán cầu não phải hay trái nhiều hơn sẽ quyết định những kỹ năng và sở thích của chúng ta.
Nếu bạn vẫn chưa biết mình thiên về sử dụng bán cầu não nào, thì các infographic sau sẽ giúp bạn:
Phản ứng khi xem một bộ phim
Cuốn sổ tay của họ đầy những...
Những môn học yêu thích của họ khi ở trường
Khi đối diện với vấn đề, phản ứng đầu tiên của họ là...
Khi được yêu cầu làm việc gì đó nguy hiểm
Khi được yêu cầu nhớ lại những sự kiện trong quá khứ
Khi phải mô tả ngôi nhà của mình
Đây là cách tư duy của họ
Nguồn: Lifehack
Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017
Phần Lan- một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới- đang bắt tay vào một trong những cải cách có thể nói là triệt để nhất trong giáo dục thời hiện đại. Đất nước này lên kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ từng bước giảm thiểu việc dạy từng môn học riêng biệt và thay vào đó sẽ dạy học sinh theo các chủ đề thực tế, tích hợp nhiều lĩnh vực. Liệu đây có phải là một bước đi quá táo bạo?
Từ lâu, Phần Lan đã nổi tiếng thế giới với nền giáo dục “khác thường” và thành công của mình. So với các nước khác, họ có vẻ coi nhẹ học thuật hơn: học sinh không phải trải qua kỳ thi sát hạch nào cho tới hết trung học; môi trường học tập trong nhà trường cũng ít cạnh tranh mà chú trọng việc cộng tác và vui chơi (học sinh Phần Lan được nghỉ 15 phút giữa mỗi tiết học). Mặc dù vậy, học sinh nước này luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các bảng xếp hạng quốc tế về khả năng đọc, viết và tính toán. Phần Lan cũng đạt kết quả cao nhất trong số các nước phát triển trong bảng xếp hạng Pisa (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế độ tuổi 15) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bởi vậy mà các chính trị gia và chuyên gia giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Anh, Mỹ, đã đổ về Helsinki với hi vọng có thể học hỏi và áp dụng lại những bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan.
Từ lâu, Phần Lan đã nổi tiếng thế giới với nền giáo dục “khác thường” và thành công của mình. So với các nước khác, họ có vẻ coi nhẹ học thuật hơn: học sinh không phải trải qua kỳ thi sát hạch nào cho tới hết trung học; môi trường học tập trong nhà trường cũng ít cạnh tranh mà chú trọng việc cộng tác và vui chơi (học sinh Phần Lan được nghỉ 15 phút giữa mỗi tiết học). Mặc dù vậy, học sinh nước này luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các bảng xếp hạng quốc tế về khả năng đọc, viết và tính toán. Phần Lan cũng đạt kết quả cao nhất trong số các nước phát triển trong bảng xếp hạng Pisa (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế độ tuổi 15) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bởi vậy mà các chính trị gia và chuyên gia giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Anh, Mỹ, đã đổ về Helsinki với hi vọng có thể học hỏi và áp dụng lại những bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan.
Như vậy, thật đáng ngạc nhiên khi quốc gia có nền giáo dục được công nhận là tuyệt vời này lại chuẩn bị tiến hành một trong những chương trình cải cách giáo dục quyết liệt nhất ở cấp quốc gia trên thế giới, đó là bỏ phương pháp dạy theo môn học truyền thống như toán, lý, hóa, văn, sử, địa, v.v. để chuyển sang dạy theo các chủ đề tích hợp, thực tế.
Ví dụ về một tiết học theo “hiện tượng” ở trường tiểu học Siltamaki có 240 trẻ độ tuổi 7-12 ở Helsinki: với một bản đồ châu Âu treo trên bảng, học sinh phải tìm những từ miêu tả thời tiết trong tiếng Anh để dán đúng vào các nước tương ứng trên bản đồ, ví dụ “sunny” (nắng) ở Phần Lan và “foggy” (sương mù) ở Đan Mạch. Như vậy các em học tiếng Anh và Địa lý cùng một lúc.
Học theo “hiện tượng”
Ông Pasi Silander- quản lý phát triển của Helsinki- giải thích, kế hoạch cải cách xuất phát từ nhận thức rằng họ cần giáo dục con em mình theo một cách khác để chúng có thể thích nghi tốt hơn với bối cảnh công việc và xã hội hiện đại hoàn toàn khác trước của thế kỷ 21. Phương pháp giáo dục truyền thống đã sản xuất ra được nguồn nhân lực cần thiết và có ích cho nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 20; nhưng trong nền kinh tế tri thức và xã hội đang thay đổi chóng mặt từng ngày, nhiệm vụ của giáo dục là phải phát triển cá tính, khả năng thích nghi và kiên cường trước các thay đổi, cùng với các kỹ năng giao tiếp, chứ không phải là đẩy học sinh qua những “nhà máy thi cử”. Khi ta dạy từng môn học riêng rẽ tức là ta đã tách bạch những nội dung mà trong thực tế cuộc sống lại không thể tách bạch được. Với phương pháp học tích hợp nhiều lĩnh vực, học sinh sẽ không còn phải đặt câu hỏi: “Học môn này để làm gì?” nữa.
Khi ta dạy từng môn học riêng rẽ tức là ta đã tách bạch những nội dung mà trong thực tế cuộc sống lại không thể tách bạch được. Với phương pháp học tích hợp nhiều lĩnh vực, học sinh sẽ không còn phải đặt câu hỏi: “Học môn này để làm gì?” nữa.
Thủ đô Helsinki đang đi đầu trong chương trình cải tổ này. Các tiết học chuyên về các môn học cụ thể theo kiểu truyền thống đã được dần cắt bỏ cho học sinh độ tuổi 16 ở các trường trung học ở Helsinki từ hai năm nay. Thay vào đó, các trường bắt buộc phải có một số tiết học nhất định dạy theo chủ đề - người Phần Lan gọi là dạy theo “hiện tượng”. Ví dụ, một khóa học nghề có thể bao gồm tiết học về việc cung cấp dịch vụ quán cà phê, như vậy học sinh sẽ được học các kỹ năng tính toán, ngoại ngữ (để phục vụ khách nước ngoài), viết và giao tiếp v.v. Các môn học hàn lâm cũng sẽ được dạy theo các chủ đề tích hợp, ví dụ như các tiết học về Liên minh Châu Âu sẽ tổng hợp các kiến thức về kinh tế, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý.
Tất nhiên điều này cũng sẽ dẫn đến các thay đổi khác trong cách tổ chức lớp học. Biểu hiện rõ ràng nhất sẽ là không còn cảnh lớp học truyền thống với học sinh ngồi thụ động nghe giáo viên giảng nữa. Thay vào đó sẽ là cách tiếp cận mang tính cộng tác, tức là các học sinh sẽ làm việc theo nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề. Như thế kỹ năng giao tiếp của các em cũng sẽ được trau dồi hơn. Một quy định quan trọng nữa là học sinh phải cùng tham gia vào xây dựng giáo án cho các tiết học theo hiện tượng và cũng phải tự đánh giá kết quả mình học được những gì sau mỗi tiết học đó.
Marjo Kyllonen - nhà quản lý giáo dục của Helsinki - đã trình bày kế hoạch cải cách chi tiết trước hội đồng vào cuối tháng Ba vừa qua, theo đó, đến năm 2012, tất cả các trường học cho trẻ 7-16 tuổi ở Phần Lan bắt buộc phải có một số tiết học tích hợp. Bà tuyên bố, không chỉ Helsinki mà toàn thể đất nước Phần Lan sẽ ủng hộ thay đổi này.
Một bước đi mạo hiểm?
Một bước đi mạo hiểm?
Ý tưởng về bức tranh giáo dục mà Phần Lan đang hướng tới thông qua cải cách lần này thực ra không có gì mới mẻ cả. Mô hình học tập kiểu tích hợp, với trường học hoạt động như một xã hội thu nhỏ và trẻ em tham gia các hoạt động thực tế của cuộc sống đã được khởi xướng cách đây một thế kỷ từ thời của nhà triết học và cải tổ giáo dục John Dewey. Trước Thế Chiến thứ Hai ở Mỹ, phương pháp này đã được các nhà sư phạm tiến hành trong một thời gian ngắn tại trường Thực nghiệm thuộc Đại học Chicago của Dewey; nó cũng được áp dụng trong làn sóng giáo dục tiến bộ (progressive education) ở Mỹ và châu Âu trong các thập niên 60-70. Nhưng các phong trào này đều chỉ bùng nổ rồi lại lụi tắt. Chương trình học kiểu tích hợp bị chỉ trích là xem nhẹ tính học thuật và kỷ luật, dẫn đến kết quả thấp của học sinh trong các kỳ thi.
Theo Larry Cuban- giáo sư giáo dục học tại Đại học Stanford, kinh nghiệm đã cho thấy cách tiếp cận tích hợp không phù hợp với mô hình trường công lập phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó học sinh cần phải học một lượng kiến thức nhất định trước khi được chuyển lên các lớp tiếp theo. Không chỉ vậy, hệ thống mới đòi hỏi cao hơn từ giáo viên, bắt buộc giáo viên phải có kiến thức sâu ở nhiều môn học khác nhau và phải có khả năng thiết kế các bài học dựa vào thế mạnh và mối quan tâm của từng cá nhân học sinh.
Ngoài ra, vẫn còn ít người có thể chấp nhận được ý tưởng xóa bỏ mọi môn học truyền thống trong nhà trường. Porter-Magee, thành viên của Viện Fordham-một think-tank nghiên cứu giáo dục ở Mỹ và là giám sát viên của sáu trường tiểu học, cho rằng chính phủ Phần Lan có vẻ đang đi quá đà trong việc cải tổ. Như nhiều giáo viên khác, bà cho rằng một số môn như văn học vẫn luôn cần có chỗ đứng độc lập trong chương trình giảng dạy.
Kể cả ở Phần Lan, việc cải tổ đã gặp phải sự phản đối của nhiều giáo viên và hiệu trưởng- những người đã dành cả đời tu nghiệp ở một môn học cụ thể mà giờ đây bị buộc phải thay đổi cách tiếp cận. Đáp lại vấn đề này, bà Kyllonen đã đưa ra chủ trương “cộng tác trong giảng dạy” (co-teaching) trong việc soạn giáo án, theo đó yêu cầu phải có nhiều hơn một giáo viên bộ môn tham gia soạn giáo án. Những giáo viên tham gia vào hệ thống mới này sẽ được tăng một khoản lương nhỏ.
So với giáo viên ở các nước khác trên thế giới thì phải nói là giáo viên Phần Lan có nền tảng chuẩn bị tốt hơn để hiện thực hóa mô hình trường học tích hợp đã từ lâu là ước mơ của các nhà giáo dục theo tư tưởng của Dewey. Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan Krista Kiuru tự hào khẳng định rằng giáo viên Phần Lan được trao quyền tự chủ rất lớn; họ có bằng cấp cao (ít nhất là thạc sĩ), phải đạt được những yêu cầu khắt khe và trải qua những tuyển chọn hết sức cạnh tranh để có thể trở thành giáo viên. Họ cũng được trả lương xứng đáng, thường ở mức ngang ngửa các ngành nghề đào tạo cấp đại học khác trong nước và cao hơn so với giáo viên ở các nước khác như Mỹ.
Theo ông Pasi Silander thì khoảng 70% giáo viên trung học của Helsinki đã được đào tạo để áp dụng cách tiếp cận mới này. Ông cho biết, họ đã thực sự thay đổi được tư duy của giáo viên; mặc dù rất khó khăn để thuyết phục các giáo viên thay đổi cách tiếp cận nhưng những người đã chuyển sang phương pháp mới nói rằng họ không thể quay lại cách dạy cũ được nữa. Những dữ liệu ban đầu cũng cho thấy mô hình mới đã có tác động tích cực đến học sinh. Trong hai năm kể từ khi phương pháp giảng dạy mới được áp dụng, kết quả học tập của học sinh đã có sự cải thiện (theo Richard Garner, The Independent).
Như vậy, có vẻ như với nền tảng hệ thống và nhân lực phù hợp đã được xây dựng với tầm nhìn xa trong nhiều năm nay, Phần Lan đã sẵn sàng cho những cải tổ có thể đánh giá là mạo hiểm nếu nhìn từ kinh nghiệm quá khứ. Những cải cách mới của giáo dục Phần Lan đang được cả thế giới dõi theo- nhiều con mắt hi vọng, nhưng cũng nhiều con mắt nghi ngại. Liệu Phần Lan có giữ vững hoặc nâng cao kết quả trong bảng xếp hạng PISA? Kết quả của bước đi này chắc hẳn sẽ có tác động lớn lên nền giáo dục không chỉ của Phần Lan mà của cả thế giới nữa.Nguồn: http://tiasang.com.vn/
On tháng 5 07, 2017 by John Luu in homeschooling, mo hinh giao duc homeschooling, mo hinh giao duc tai nha 1 comment
Ở Mỹ có rất nhiều gia đình không gửi con đi học ở trường mà tự dạy con tại nhà. Việc dạy con đa phần là do các bà mẹ đảm nhiệm.
Nghe nói về homeschooling đã lâu mãi gần đây tôi mới có dịp hẹn chị Kelli Van Doren, một “chuyên gia dạy con ở nhà”, để tìm hiểu về cách giáo dục này...
Kelli và chồng là Steve có 4 con, 3 gái và 1 trai. Cả bốn người con đều được mẹ kèm tại nhà từ bé. Katie học ở nhà đến hết lớp 9, Annemarie hết lớp 8 còn Claire hết lớp 7 thì chuyển qua học các trường công.
Năm nay Katie đã 22 tuổi, đang làm nghiên cứu sinh ngành vật lí trị liệu; Annemarie 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ngành kinh doanh. Claire 18 tuổi, đang học lớp 12.
Hiện chị Kelli chỉ kèm con trai Isaac 12 tuổi đang học lớp 6 tại nhà.
Tôi đến nhà Kelli vào một buổi chiều, nghĩ là sẽ ngồi nghe Kelli giảng bài cho con trong “phòng học”. Kelli ra đón, bảo tôi vào xem Isaac học bài. Hóa ra cậu nhóc đang ngồi ở bàn ăn trong bếp đọc sách toán. Chúng tôi đi ra phòng khách ngồi nói chuyện về kinh nghiệm dạy con tại nhà của Kelli.
Một lúc sau Isaac chạy ra bảo “Mẹ ơi con xong rồi. Học gì tiếp đây ạ?”. Kelli bảo con lấy sách khoa học ra đọc. Khoảng 30 phút sau nữa cậu nhóc lại chạy ra “Mẹ ơi con đọc xong rồi”, Kelli bảo: “Thế đưa sách ra đây mẹ kiểm tra”.
Isaac ngồi xuống ghế salon trong phòng khách cùng chúng tôi. Kelli thì cầm cuốn sách của Isaac, xem phần câu hỏi kiểm tra và hỏi Isaac, một tay thì lật sang trang cuối để xem câu trả lời.
Đây là dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choice), Kelli hỏi và đưa ra 3 đáp án như trong sách để kiểm tra xem cậu chàng đã thực sự hiểu bài chưa.
Mỗi lần Isaac trả lời xong tôi lại thấy Kelli trầm trồ: “Ô cái này hay nhỉ, mẹ cũng không biết đến đâu đấy”. Có vẻ như là chị cũng không biết thật chứ không phải là chỉ muốn khen cậu con trai.
Đến câu thứ 6 thì Isaac nói với mẹ: “Phần này con chưa đọc đến”. Vậy buổi kiểm tra thế là xong, chỉ trong vòng 5 phút. Isaac lại quay ra học môn tiếng Tây Ban Nha theo yêu cầu của mẹ.
Cả buổi ngồi nói chuyện với Kelli tôi không thấy cô giảng giải gì cả mà chủ yếu là Isaac tự đọc sách, xong rồi nếu cần thì mẹ kiểm tra. Hết môn này thì lại qua học tiếp môn khác.
Mẹ chọn sách giáo khoa
Một ngày của Isaac cũng bắt đầu từ 9 giờ sáng, ăn trưa nhanh và học tiếp đến 3 giờ chiều, giống như các học sinh ở trường. Điểm khác nhau ở đây là Isaac học theo sách giáo khoa mà mẹ cậu chọn, không giống như các sách ở trường và cậu tự đọc, tự học là chính. Không có giáo viên giảng bài. Mẹ cậu cũng rất hạn chế giảng bài cho cậu nghe mà chỉ trao đổi nếu cần thiết.
Kelli đưa cho tôi xem một loạt các chương trình học được thiết kế cho học sinh học tại nhà. Đây là một thị trường sách giáo khoa riêng biệt và đang ngày càng phát triển mạnh ở Mỹ. Vì học sinh ở Mỹ không phải thi lên lớp và việc giáo dục tại nhà được công nhận như giáo dục ở các trường phổ thông nên ngày càng có nhiều phụ huynh lựa chọn phương pháp này.
Mỗi gia đình lựa chọn vì những lý do khác nhau. Ví dụ các gia đình thường xuyên phải di chuyển hay gia đình có con là vận động viên hay phải đi tập huấn thì đây là lựa chọn duy nhất để chương trình học của con không bị ảnh hưởng.
Phần lớn các gia đình ở Mỹ lựa chọn phương pháp này vì 3 lý do chính: Muốn dạy con về đạo đức và đức tin (vì các chương trình liên quan đến tôn giáo đã bị bỏ khỏi chương trình học phổ thông nên nhiều gia đình theo đạo muốn dạy con tại nhà một phần là để tiếp tục dạy con về đạo - PV); có thêm nhiều thời gian với con cái (nhiều người cho rằng việc cho con đến trường đi học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều là quá nhiều, bố mẹ không có nhiều thời gian để chơi với con, nói chuyện và trao đổi với con…); có thể họ không hài lòng với chương trình học ở các trường phổ thông (một số cho rằng cách học “nhồi nhét” ở trường quá cứng nhắc, trẻ em không có nhiều cơ hội để được dạy bảo tận tình vì mỗi đứa trẻ mỗi khác).
Ở Mỹ có rất nhiều nguồn lực giúp cho các bà mẹ có thể hiện thực hóa việc dạy con tại nhà. Ngoài các sách giáo khoa được thiết kế riêng cho phương pháp này, các bà mẹ còn có thể đăng ký cho con học các lớp online, hay gần đây thì sử dụng cả chương trình Khan Academy(https://www.khanacademy.org/) trên mạng.
Các bà mẹ cùng lập hội và giao lưu với nhau, tổ chức các chuyến dã ngoại, tìm hiểu bảo tàng, thư viện hay làm giáo viên dạy chung 1 lớp cho các em lớp lớn hoặc các môn khó. Một điều thú vị nữa là những gia đình lựa chọn phương pháp này thường sinh 3-4 đứa con nên việc dạy con tại nhà lại càng tiện lợi vì các con cũng có “bạn học”, mà bố mẹ thì không phải chia nhau ra đưa đón con đi học mỗi ngày, rất tốn thời gian.
Sử dụng internet để hỗ trợ việc dạy con tại nhà
Nhiều người cho rằng cho con học tại nhà như vậy thì hạn chế các giao tiếp xã hội của con cái, nhưng sau khi nghe Kelli giải thích thì tôi lại thấy không phải như vậy. Thực tế là các em không thiếu các hoạt động giao tiếp, chỉ khác là bố mẹ các em chủ động trong việc em chơi với ai, đi đâu… do đó các em sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội.
Tất nhiên là các bố mẹ không thể giữ con mãi được nhưng ít nhất đối với họ, thời gian đầu cần phải giúp con không chỉ có kiến thức vững chắc mà còn trang bị các kỹ năng sống, cách sống lành mạnh trước khi ra “biển lớn”. Như trường hợp của Kelli thì 3 cô con gái đều đi học cấp 3 ở trường công vì chị cho rằng lúc này con cũng đã đủ vững vàng và cũng cần có được trải nghiệm một môi trường học khác. Các con của chị đều hòa nhập và học rất tốt so với các bạn cùng lớp.
Kelli chỉ cho tôi một chương trình học mẫu, trong đó có danh sách các cuốn sách mà một học sinh cần phải đọc trong một năm. Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhìn tấm ảnh chụp các cuốn sách này - chẳng có cuốn nào trong số này tôi đã đọc và nếu tính số sách tôi đã đọc trong đời một cách nghiêm túc (không kể sách liên quan tới chuyên môn) thì chắc cũng chỉ được đến thế. Điều này khiến tôi thấy hơi xấu hổ một chút. Chẳng thế mà khi so sánh với các học sinh học tại trường phổ thông thì các em học tại nhà có điểm trung bình môn nào cũng cao hơn nhưng môn đọc (reading) là cao nhất theo một báo cáo của HSLDA (Home school legal defense association) năm 2009 - http://www.hslda.org/default.aspx.
Đây cũng là một thế mạnh của phương pháp này vì các em có nhiều thời gian để đọc và đọc những cuốn sách kinh điển và cần thiết mà bố mẹ lựa chọn, thay vì phải chạy theo giáo trình của trường.
Kelli cũng nói với tôi là các con của cô khi qua lớp 4 là gần như tự học là chính. Còn dưới lớp 4 thì cô vẫn phải kèm cặp nhiều nhưng không giảng bài mà chỉ trao đổi giữa hai mẹ con với nhau.
Một điều thú vị nữa là cô không bao giờ chấm điểm bài của con. Khi con nộp bài kiểm tra thì cô chỉ đánh dấu những chỗ sai và sửa lỗi cho con. Isaac không có áp lực về điểm số ít nhất là trước khi vào học cấp 3. Quá trình học của cậu là một quá trình học hỏi các kiến thức mới và cậu chẳng có ai để ganh đua hay so sánh.
Nguồn: Báo Thanh Niên
On tháng 5 07, 2017 by John Luu in Ken Robinson, truong hoc sang tao, trường học sáng tạo No comments
Trường học sáng tạo (Creative Schools, 2015) là một hướng dẫn để chuyển đổi giáo dục. Những ý trường sách phân tích mọi ngóc ngách của giáo dục từ lịch sử của nó đến những nhu cầu thiết yếu của người học. Sách cũng chỉ ra những cách để tất cả chúng ta có thể giúp cho trẻ nhỏ học tập được những gì chúng cần để thành công trong thế giới thay đổi quá nhanh chóng hiện nay.
Ai nên đọc
- Giáo viên, sinh viên và phụ huynh
- Bất kì ai quan tâm đến giáo dục
- Bất kì ai muốn biết các dạy mới thực sự chuẩn bị cho trẻ để đối mặt với những thách thức to lớn ra sao
Tác giả cuốn sách
Ken Robinson là người viết sách, một diễn giả quốc tế và là nhà tư vấn giáo dục. Ông dạy sư phạm tại trường Đại học Warwick và tham vấn cho Chính phủ Vương quốc Anh về nghệ thuật trong trường học. Năm 2006, ông có một bài nói chuyện được nhiều lượt xem nhất ở TED Talk có tên "Trường học đã giết chết sáng tạo như thế nào".
Lou Aronica là một biên tập viên ngwoif Mỹ và một người làm xuất bản. Bà đã có bốn tiểu thuyết và là đồng tác giả của vài cuốn sách dạng "non-fiction".
Nội dung sách
1. Hãy cùng tham gia cuộc cách mạng "trường học sáng tạo"
Tất cả trẻ em đều yêu thích học tập. Điều này đã có sẵn trong bản chất của các em rồi. Vậy thì cớ gì nhiều trẻ em kinh sợ trường học đến vậy? Và trường học có đáng bị như thế không?
Những điều làm trẻ con ghét trường học ngày nay có thể truy nguyên về buổi đầu của giáo dục chính quy (formal education). Như ta sẽ thấy trong những phần sau, trường học truyền thống chưa bao giờ có ý là nơi học tập vui vẻ và sáng tạo.
May thay, có một hướng đi cho cách tiếp cận cũ kĩ này, đó là trường học sáng tạo. Thuật ngữ này không mô tả trường học với nhiều giờ học về nghệ thuật hơn so với các bài học toán hay văn phạm. Thay vào đó, đó là cách tiếp cận học tập bằng một góc nhìn hoàn toàn khác, bằng cách tránh những giờ học nghiêm khác với quá nhiều hướng dẫn và thường xuyên có đánh giá và thử tạo ra môi trường học lý tưởng cho từng học sinh. Mọi người đều học, kể cả giảng viên, phụ huynh và chính những người làm việc trong môi trường ấy.
Sau đây, ta sẽ cùng nắm bắt
- Thế quái nào trường học lại trông giống như chuồng heo;
- Điều mà một máy tinh đơn lẻ trong khu ổ chuột ở Ấn Độ có thể kể ta biết về giáo dục;
- Một trường học mà toàn hoạt động do học sinh điều hành trông sẽ như thế nào.
2. Giáo dục chính quy được định hình bởi nhu cầu của ngành công nghiệp
Có bao giờ ta tự hỏi trường học hiện đại được hình thành ra sao? Hẳn là chúng không bắt nguồn như một cách để khuyến khích tính độc đáo, sự sáng tạo và tài năng của từng cá nhân người học. Thay vào đó, trường học truyền thống là kết quả của nhu cầu chuyển tải kiến thức đã được tiêu chuẩn hóa (standardized knowledge) cho người trẻ để họ có thể làm việc ở các công xưởng.
Trường học hiện đại nổi lên cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp trong thế kỉ XVIII và XIX.
Trước giai đoạn này, chỉ có giới quý tộc mới nhận được giáo dục chính quy. Nhưng điều này đã thay đổi khi các ngành công nghiệp mới bùng phát, cần nhân công có những kỹ năng cơ bản như khả năng đọc, làm toán đơn giản và hiểu những thông số kỹ thuật.
Vì thế, chính quyền Tây phương bắt đầu tổ chức giáo dục đại trà với một mục đích duy nhất, tạo ra những công nhân hữu dụng cho các công xưởng. Khi sản xuất công nghiệp dựa vào luật lệ, sự tuân thủ và sản xuất tuyến tính (linear processes), giáo dục đã dựa trên những nhu cầu này. Thực tế, các trường học đã thiết kế để ít nhiều giống như các công xưởng.
Mô hình này tiếp tục cho tới ngày nay và truyền thống này cũng sống khỏe với những thay đổi liên tục của các chuẩn mực, ở đó mọi nỗ lực nhằm tạo ra lực lượng lao động cho quốc gia nhưng có tính canh tranh quốc tế bằng cách giữ cho giáo dục tuân theo những tiêu chuẩn, hướng dẫn của doanh nghiệp. Cùng lúc này, mô hình STEM (Science, Technology, Engineering, Math), tức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học bắt đầu được ưa chuộng, bất chất năng lực và sở thích của người học.
Nhưng sự chuyển biến này do đâu mà có?
Nó bắt đầu vào những năm 1980 nhưng nổi lên khoảng năm 2000, khi vài nước Tây phơng như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Đức có thành tích PISA (Program for International Student Assement) quá tệ.
Quá sốc bởi kết quả tệ hại, những nước này tìm kiếm cách để nâng cao thành tích cho người học nước họ. Nhưng, thay vì đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học, một lần nữa, họ lại lên kế hoạch giáo dục như một nhà máy có hiệu suất cao, thiết lập một cách chính xác một người học ở cấp lớp xác định nên học gì và học như thế nào, cùng với đó là đánh giá quá trình không qua các bài kiểm tra năng lực.
Điều này nghĩa là, chẳng hạn ở lớp 9, tất cả người học sẽ đều biết kiến thức cơ bản của số học và phải chứng tỏ khả năng của họ qua một bài thi toàn quốc.
3. Một nền giáo dục bị chuẩn hóa quá mức là vấn đề thực sự khó sửa chữa
Nếu ta đưa một thiết bị kỹ thuật số hoàn toàn mới và chưa được biết đên cho vài người bạn, ta sẽ thấy rằng mỗi người sẽ có một cách tiếp cận có chút khác nhau với thiết bị này. Vài người có thể bắt đầu đọc tờ hướng dẫn, trong khi những người khác sẽ lên internet để tìm kiếm thêm thông tin và lúc đó, những người khác nữa có thể đã mở nó lên và thử chơi với nó rồi. Ý ở đây là, cũng chừng đó chừng họ có thể nghĩ khác, con người không thể bị chuẩn hóa, và giáo dục cũng vậy.
Sau cùng, từ thử nghiệm nhỏ trên, rất rõ ràng rằng bạn của ta không học cùng một cách và học sinh thì cũng thế. Nhưng trường học đối xử với các em cứ như thể là chúng như nhau. Ví dụ, tất cả trẻ con đều được kỳ vọng là học bằng cách ngồi trong lớp và lắng nghe giáo viên giảng bài, kể cả cách này không phù hợp với cách học của từng em đi nữa.
Không chỉ thấy, không phải người học nào cũng có mức học như nhau ở tất cả các môn dù ở cùng độ tuổi. Một vài có thể giỏi hơn trong môn toán, nhưng gặp khó khăn với việc tập đọc, số khác lại có thể ngược lại. Dù vậy, người học vẫn cứ bị nhóm theo độ tuổi, không phải theo năng lực của chúng.
Ta biết thực tế như vậy nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi bước chuyển của tiêu chuẩn cũng không nâng cao được thành tích giáo dục lên chút nào. Sau cùng thì một nền giáo dục hoàn toàn dựa vào các bài tập và bài thi (exercises and tests) sẽ phá hỏng sự sáng tạo của người học và làm chúng mất kết nối với việc học. Khi đó, những người học này khó mà học tốt.
Trong năm 2012, 17% học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ không thể đọc và viết thành thạo, và 21% những người thuộc độ tuổi từ 18 đến 24 không thể chỉ được vị trí Thái Bình Dương trên bản đồ.
Hơn thế nữa, người học với những kỹ năng nằm ngoài chương trình chính khóa, nhưng những người có đôi tay khéo léo hay giọng hát tuyệt vời có thể trở nên nản lòng bởi những bài đánh giá liên miên do sự đòi hỏi của các tiêu chuẩn kia.
Kết quả là, họ có thể kết thúc trong thất nghiệp, tù tội và bị xa lánh khỏi xã hội. Tệ hơn, những học sinh có vị trí xã hội thấp hầu như sẽ thất bại trong hệ thống giáo dục hiện đại. Kể cả nếu chúng thành công thì ngày nay, một tấm bằng đại học cũng không đảm bảo được việc làm.
Vậy thì, rõ ràng là điều gì đó phải thay đổi.
4. Canh tác hữu cơ dựa trên bốn nguyên tắc có thể áp dụng dễ dàng vào giáo dục
Thật dễ cho rằng hệ thống giáo dục của chúng ta như công xưởng và cũng dễ thấy nó như một trang trại nuôi heo, ý là nói đến đầu ra. Ngay khi lũ heo đủ lớn, các nông trại này chẳng quan tâm chúng có bệnh hay không nữa, hay nông trại có gây hại môi trường hay không.
Và trong khi học sinh ngày nay không được vỗ béo lên chút nào, thì giáo dục đại trà lại toàn là câu chuyện về lợi tức (yield). Giáo dục nhưng lại quá tập trung vào kết quả kiểm ta và số lượng người tốt nghiệp mà "chuồng heo" này "sản xuất" ra.
Chúng ta đã thấy hệ thống này đang thất bại ra sao, nhưng có cái nào tốt hơn không?
Có lẽ, chúng ta có thể lấy cảm hứng từ việc canh tác hữu cơ với bốn nguyên tắc: Khỏe mạnh (Health), Thuận tự nhiên (Ecology), Công bằng (Fairness) và Quan tâm (Care).
Ví dụ, một hệ thống dựa trên 4 nguyên tắc trên được thiết kế để cải thiện đời sống của những bên liên quan bao gồm những chú heo, người lao động và người tiêu dùng. Nhưng nó cũng dựa trên hệ thống sinh thái và làm việc trong sự hòa hợp với hệ thống này. Nghĩa là cây trồng sẽ sinh trưởng tuân theo vòng tuần hoàn của tự nhiên.
Vì canh tác hữu cơ được lập nên dựa trên Công bằng và Quan tâm, nó hướng tới việc mang lại những điều kiện sống tốt cho thế hệ hiện tại và tương lai.
Khi ứng dụng vào giáo dục, những nguyên tắc này vận hành rất trơn tru. Đó là vì, trong khi giáo dục truyền thống tập trung ưu tiên vào thành tích, cho dù là trong học thuật hay thể thao, trường học hữu cơ (organic schools) quan tâm đến sự phát triển toàn diện của người học về thể lực, cảm xúc, trí tuệ.
Không chỉ có vậy, giáo dục hữu cơ (organic education) cũng dựa trên hệ thống sinh thái của cộng đồng trường học để thúc đẩy năng lực của từng người học. Trường tiểu học Grange tại Nottingham đang vận hành như một thị trấn bởi chính học sinh ở đó. Trong trường tiểu học này có một hội đồng, tờ báo và kể cả chợ thực phẩm. Khi học sinh làm việc tại trường học và tương tác với nhau, chúng học hỏi và rèn luyện được nhiều năng lực cùng lúc, từ kỹ năng xã hội đến số học.
Hơn nữa, giáo dục hữu cơ công bằng vì nó trân trọng tất cả người học chứ không chỉ những tài năng học thuật. Và cuối cùng, giáo viên và người hướng dẫn (mentors) đối sử với học sinh một cách bao dung nhằm mang đến điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các em. Hay nói cách khác, họ chăm sóc các em với sự quan tâm thực sự.
Nhưng điều gì xảy ra nếu ta là một giáo viên ở trường chưa có tính hữu cơ như vậy? Mỗi giáo viên có thể làm gì để chắc rằng học sinh của họ học hỏi trong khi duy trì được tính tò mò và phát triển khả năng sáng tạo của mình? Phần tiếp theo sẽ giải đáp những câu hỏi này.
5. Trẻ con, tự nhiên, đã là người học và vai trò của giáo viên là hướng dẫn các em
Nếu bạn bước vào một lớp học bình thường, bạn sẽ thấy học sinh trông chán ngán với bất kì thứ gì ta nói với chúng. Trong khi cảnh này có vẻ quen thuộc đến mức bình thường, nó đáng ra không nên như thế. Bởi, mọi trẻ em là những người học bẩm sinh (natural born learner).
Trẻ con luôn háo hức được khám phá thế giới và sẵn sàng đón bất kì cái gì mới mà các em với được. Các em cũng lanh lẹ với ngôn ngữ và thường thành thạo vào lúc lên hai hay ba.
Sự ham thích học hỏi này diễn tiến rất tốt qua cả thời thơ ấu. Điều này đã đượcminh học bởi Sugata Mitra, giáo sư môn công nghệ giáo dục (educational technology) tại Đại học Newcastle vào năm 199, khi ông lắp đặt một chiếc máy tính lên từng tại một khu ổ chuột ở Ấn Độ và quan sát phản ứng của trẻ con ở đó. Giao diện máy tính chỉ toàn tiếng Anh, loại ngôn ngữ lạ lẫm với chúng, nhưng chỉ trong vài giờ, những đứa trẻ đã biết cách sử dụng bàn điều khiển để chơi games và ghi âm bài hát.
Vậy thì, trẻ con được thừa hưởng óc tò mò và tùy vào giáo viên mà óc tò mò này có được tiếp tục khơi lên hay bị vùi dập. Ở đây, ta có thể nghĩ giáo viên như người làm vườn. Anh này không thể ép buộc trẻ phải phát triển, nhưng anh ta có thể nuôi dưỡng thiên hướng tự nhiên của đứa trẻ và để chúng lớn cùng với nó.
Dưới đây là cách làm.
Trước tiên, anh ta nên để các em gắn kết bằng cách khai thác óc tò mò, sáng tạo và sự hào hứng của chúng để thành thục những kỹ năng mới. Một cách mà giáo viên có thể làm nữa là nhắm vào sở thích của trẻ. Ví dụ, trẻ yêu thích bóng chày sẽ thích thú với vật lý nếu em có thể dùng nó để tính toán đâu là cáhc tốt nhất để làm 1 cú đánh vòng.
Nhưng đó không phải là tất cả. Những kỳ vọng và mối quan hệ của giáo viên với học sinh cũng quan trọng không kém. Bởi vì, một học sinh sẽ học hành chăm chỉ hơn nếu giáo viên em yêu quý cũng mong ở em điều này.
Hơn hết, một giáo viên giỏi cần hiểu rằng mỗi học sinh cần những cách hướng dẫn khác nhau. Ví dụ, huấn luyện viên bóng rổ có thể nhận ra một học sinh cần được chỉ dẫn cách ném bóng hơn là chỉ mô tả cách làm.
Cuối cùng, giáo viên cần trao quyền cho học sinh để chúng có thêm tự tin ở mình bằng cách chỉ cho các em thấy chúng có thể đối mặt với khó khăn, với những tình huống không chắc chắn nếu chúng giữ được sự bình tĩnh, tự tin và sáng tạo.
6. Trường học nên trang bị học sinh tám năng lực lõi, bắt đầu với sự tò mò, sáng tạo và phê bình
Khi tiếp cận giáo dục, điều quan trọng cần cân nhắc là chúng ta muốn trẻ con học gì. Cho đến nay, chúng ta đã trả lời câu hỏi này với một danh sách dài từ Pháp văn đến Đại số. Nhưng để hướng dẫn học sinh cho cuộc sống sau này, chúng ta cần dạy các em những năng lực, không phải môn học.
Tương lai là bất định và không có cách nào ta biết được liệu những môn học hiện tại có giúp ích được gì cho các em trong tương lai hay không. Vì vậy, chiến lược tốt hơn là dạy các em những kỹ năng cho phép các em học điều các em cần để đối mặt với bất kì tình huống kinh tế, xã hội nào em sẽ gặp trong đời.
Điều này thật sự đơn giàn và đòi hỏi trường học dạy các em tám năng lực lõi (core competencies), "the 8 Cs". Đầu tiên là sự tò mò (Curiosity), đức tính mà ta biết các em luôn dồi dào. Công việc của trường học là phát triển tính tò mò tự nhiên (the natural inquisitiveness) của các em bằng cách khuyến khích các em chú ý đến thế giới xung quanh và đặt câu hỏi cho những điều chúng tìm thấy.
Tiếp theo, trường học cần khuyến khích sự sáng tạo, hay khả năng tạo lập ý tưởng mới và đưa chúng vào thực tiễn. Từ các hoạt động tạo ra chữ viết cho đến sự nổi lên của internet, sự sáng tạo luôn là tâm điểm của mọi bước tiến văn hóa. Tiếp đó, nó trở nên càng quan trọng khi học sinh ngày nay phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp hơn và chúng chỉ có thể giải quyết một cách sáng tạo mới được.
Năng lực thứ ba liên quan đến sự quá tải thông tin mà ta gặp phải, nó đòi hỏi khả năng nhận ra sự thật trong ý kiến và tách thông tin liên quan khỏi thông tin nhiễu. Vì thế, giáo viên cần thiết dạy trẻ năng lực phê bình (criticism), hay khao khát đặt câu hỏi cho bất kì dữ liệu nào các em thấy và đưa ra được kết luận từ đó.
7. Năm năng lực lõi giúp học sinh trở thành những thành viên tốt trong nhóm và những công dân tốt
Ta mong chờ và xứng đáng nhận được kết quả tốt từ trường học của mình. Vậy làm sao để ta có được kết quả tốt ấy?
Giáo dục có bốn chức năng như sau:
Thứ nhất, nó cá nhân hóa lợi ích người học bằng cách giúp họ tạo dựng tài năng cá nhân. Thứ hai, nó thúc đẩy nền kinh tế bằng cách tạo ra nguồn nhân lực sáng tạo, chất lượng cao. Thứ ba, nó giúp thế hệ trẻ hiểu về văn hóa của họ và trân trọng văn hóa của người khác. Cuối cùng, trường học cũng đi liền với nhiệm vụ tạo ra những công dân bao dung và có trách nhiệm.
Nhưng học sinh của ta không thể hoàn thành những chức năng trên nếu không được phát triển các năng lực khác nữa. Vì thế năng lực giao tiếp (Communication) trở nên quan trọng. Khả năng diễn đạt chính mình là chìa khóa, nó đi xa hơn các kỹ năng viết lách. Năng lực này bao gồm khả năng nói rõ ràng, tự tin trước công chúng và khả năng chuyển tải thông tin qua những hình thức như nghệ thuật và âm nhạc.
Bên cạnh đó, sẽ là thiếu sót nó bỏ qua năng lực cộng tác (Collaborate). Những trường tốt sẽ cho học sinh cơ hội làm việc trong các nhóm dự án nơi chúng học cách tổ chức, thỏa hiệp và giải quyết xung đột.
Một năng lực thiết yếu nữa cần dạy cho học sinh là tình thương (Compassion), hay khả năng thấu cảm dành cho người khác. Đó là vì một đứa trẻ biết cảm thông sẽ không bắt nạt trẻ khác vì em biết bắt nạt là xấu và cũng không muốn chính mình chịu nỗi đau ấy.
Các em cũng cần được dạy về sự điềm tĩnh (Composure) bằng cách thiền tập và các hoạt động thực hành chánh niệm khác nhằm giúp em kết nối với những xúc cảm của mình và thiết lập được cân bằng nội tại.
Và cuối cùng, trong khi trường học truyền thóng có thể dạy những khía cạnh lý thuyết của chính trị, như tranh cử vận hành ra sao, thì điều cần thiết hơn là hãy dạy về quyền công dân (Citizenship). Điều này sẽ giúp học sinh phản đối bất cong và dùng chính trị để mang lại lợi ích cho cộng đồng của mình. Đây cũng chính là ý tưởng tại trường tiểu học Grange, nơi học sinh tự điều hành hội đồng thị trấn của các em.
8. Ai cũng có thể đóng góp cải tiến trường học
Giáo dục không chỉ là trường học, giáo viên và học sinh. Một cách tự nhiên, hiệu trưởng trường học cũng tham gia hình thành môi trường học tập.
Những hiệu trưởng sáng tạo không chỉ quản lý trường học, họ cùng dẫn dắt với tầm nhìn và tìm kiếm những cách thức mới để cải tiến trường của họ. Như Richard Gerver, ông trở thành hiệu trường của trường tiểu học Grange với có một tầm nhìn và bắt tay vào chuyển đổi trường học thành Grangeton, một mô hình thị trấn điều hành bởi học sinh. Ông muốn các em được học thông qua những hoạt động trong thực tế.
Như thế, tầm nhìn của người hiệu trưởng có thể tạo nên một mục tiêu chia sẻ (shared purpose). Mọi người trong cộng đồng trường hcj sẽ thấy rằng những hành động mỗi người cũng họ đang đóng góp vào một mục tiêu lớn hơn. Hơn thế, những hiệu trưởng giỏi cũng làm việc chăm chỉ để mời mọi người đến trường và chia sẻ các ý tưởng để cùng xây dựng cộng đồng và cho thấy họ thực sự có ảnh hưởng đến vấn đề.
Nhưng hiệu trưởng không phải là người duy nhất có thể định hình tầm nhìn của giáo dục; những nhà hoạch định chính sách cũng có thể cải tiến trường học. Thực ra, trường họ có thể cải tiến kể cả trong giới hạn hạn hẹp của cấu trúc chính trị hiện thời.
Tuy nhiên, những nhà hoạch định chính sách sẽ cần hợp tác với trường học và cộng đồng. Dĩ nhiên, họ cần giao sự tự chủ và nguồn lực cần thiết cho trường học để mỗi trường học có thể tự chuyển hóa chính mình.
Ví dụ, học sinh ở Nam Carolina đang đi chậm hơn so với mức trong bình quốc gia về đọc hiểu và toán học, với 1/4 học sinh không tốt nghiệp trung học sau 4 năm học thông thường. Sau đó, năm 2012, một nhóm người làm giáo dục tiếp cận Ban giáo dục của bang để nhờ cậy.
Những nhà chính trị đã mang lại New Carolina, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận, và hỏi những người trong cộng đồng như giáo viên, phụ huynh và giới chức thành phố rằng họ muốn trường học thay đổi ra sao. Rất đông tham gia đóng góp ý tưogr và cùng nhau đồng ý một danh sách những cách để thay đổi giáo dục và hiện đang được đưa lên để thông qua ở toàn bang. Sự cộng tác rộng lớn này là cần thiết nếu chúng ta muốn thay đổi trường học hiện tại.
Thông điệp chính của cuốn sách
Giáo dục truyền thống chỉ toàn về tối đa hóa hiệu quả nhưng nó lại không hiệu quả. Cuối cùng thì, con người là từng cá nhân, và phương pháp giảng dạy cần được cá nhân hóa. Chúng ta cần hệ thống giáo dục khuyến khích bản tính tò mà và những năng lực tiên thiên của các em.
Theo Blinkist
Nguồn: Fanpage Mỗi tuần 1 công việc
On tháng 5 07, 2017 by John Luu in phuong phap day hoc hieu qua, phuong phap day hoc moi, phuong phap day hoc qua du an, phuong phap hoc qua du an, phuong phap PBL, phương pháp học qua dự án, phương pháp PBL No comments
Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc thiết kế kiến thức môn học thành các dự án, các vấn đề và giao cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện dự án. Giáo viên đóng vai trò là quản lý dự án, và học sinh là các nhóm thực hiện dự án được giáo viên giao.
Đầu ra của phương pháp này là kiến thức có được từ các kỹ năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tò mò, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phân tích, kỹ năng thuyết trình, thái độ học tập tự giác.
Vai trò của giáo viên và học sinh trong Phương pháp này như thế nào?
Giáo viên: đóng vai trò là quản lý dự án ( Project Manager)
- Thiết kế trải nghiệm học tập với ba giai đoạn: Lý thuyết, bài tập nhóm và luyện thi. Tương tự như phân tích dự án.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, mục tiêu để tìm hiểu nội dung.
- Phân nhóm và giao nội dung cho từng nhóm tìm hiểu, nghiên cứu. Bước này tương ứng với bước triển khai dự án.
- Kiểm tra, đánh giá giai đoạn các nhóm phối hợp làm việc và tìm hiểu nội dung. Bước này tương ứng bước nghiệm thu dự án.
- Thúc đẩy, truyền cảm hứng cho học sinh có động lực tìm hiểu.
Học sinh: đóng vai trò là người thực thi công việc của dự án.
- Lập kế hoạch, mục tiêu tìm hiểu nội dung kiến thức được quản lý dự án giao.
- Tự tìm hiểu, phân tích lý thuyết ( kiến thức mới).
- Tổ chức, làm việc nhóm cùng các bạn học sinh chung nhóm.
- Hướng dẫn, truyền đạt kiến thức đã tìm hiểu cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá bản thân và đánh giá chéo các nhóm khác.
Ưu điểm phương pháp PBL
- Học sinh là trung tâm, học sinh có thể là giáo viên.
- Học sinh sẽ chủ động học tập hơn qua việc tự tìm hiểu với sự phân công của giáo viên và áp lực của các bạn trong nhóm.
- Nâng cao các kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng tò mò, giao tiếp, thuyết trình, sáng tạo, tự tìm hiểu- nghiên cứu,..
- Tư duy được phát triển qua việc đặt câu hỏi của học sinh.
- Thích thú hơn khi lên lớp học, không còn nghe những kiến thức lý thuyết trong 1 thời gian dài.
- Tăng mức độ hiểu bài, ứng dụng kiến thức nhiều hơn. Không chênh lệch như phương pháp dạy học truyền thống.
- Học sinh không phụ thuộc vào thành tích, vì học sinh tự đánh giá qua nhiều giai đoạn trong phương pháp PBL.
- Thời gian học kiến thức ít, thời gian vận dụng thực tiễn nhiều. Nguyên lý 80/20, 20% học lý thuyết để đạt 80% vận dụng thực tiễn.
Nhược điểm phương pháp PBL
- Cực cho giáo viên. Giáo viên phải tốn nhiều thời gian để phân tích, thiết kế giáo án, phân nhóm nội dung cho từng nhóm tìm hiểu.
- Giáo viên luôn chủ động, năng động nhiều hơn, vì phải hướng dẫn trực tiếp từng nhóm, đánh giá từng nhóm.
- Khó khăn trong việc triển khai phương pháp này lần đầu. Đỏi hỏi phải tính kiên trì.
Ví dụ về triển khai Phương pháp PBL cho môn Toán lớp 12.
Giải tích 12 gồm các Chương: HÀM SỐ, LOGARIT, TÍCH PHÂN, SỐ PHỨC.
Mỗi chương được xem như là 1 dự án.
Bước 1: Giáo viên sẽ thiết kế (phân tích) dự án này thành các phần nhỏ như Sự biến thiên, cực trị, điểm uốn,....là phần nhỏ của dự án.
Bước 2: Giáo viên giao từng phần nội dung cho từng nhóm. Nếu chương có 7 nội dung thì phần thành 7 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một phần để tìm hiểu lý thuyết và bài tập cơ bản.
Bước 3: Giáo viên sẽ triển khai, hướng dẫn các nhóm cách tìm hiểu, phân công. Giáo viên phải cho học sinh nắm được mục đích của chương này để làm gì, có ứng dụng thực tế như thế nào ? Để các em hình dung ngược vấn đề, tránh phụ thuộc vào các định nghĩa trong sách. Ví dụ: Vẽ đồ thì hàm số ra, và đặt những câu hỏi làm sao để vẽ được hàm số này? Thì các sẽ tư duy tự nhiên, đưa ra những sáng kiến sáng tạo,...từ đó giáo viên mới giảng thêm.
Bước 4: Các nhóm sẽ tự tìm hiểu tại lớp, ở nhà trong 1 khoảng thời gian giáo viên quy định. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra kết quả tìm hiểu của từng nhóm thông qua việc thuyết trình hay giáo viên hỏi, kiểm tra trực tiếp và đánh giá lần 1 ở đây.
Bước 5: Sau khi kiểm tra các nhóm, giáo viên sẽ bổ khuyết những kiến thức cho các nhóm để các em hiểu sâu hơn và chỉ ra những chỗ chưa đúng.
Bước 6: Các em sẽ qua các nhóm khác để "dạy" phần kiến thức đã tìm hiểu. Tương tự các nhóm khác, hướng dẫn nội dung đã tìm hiểu. Các nhóm sẽ điền vào phiếu đánh giá mức độ hiểu bài của người dạy. Đánh giá lần 2.
Bước 7: Giáo viên sẽ giao các bài tập làm trên lớp và bài tập để nhóm về nhà làm.
Bước 8: Luyện tập phản xạ bằng việc giải đề liên tục trên lớp. Các em sẽ điền vào phiếu động lực mục tiêu của mình sẽ đạt mấy điểm, và mỗi lần giải đề, các em sẽ tự chấm điểm thông qua đáp án giáo viên cung cấp.
Nguồn: Panduvn.blogspot.com
Đầu ra của phương pháp này là kiến thức có được từ các kỹ năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tò mò, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phân tích, kỹ năng thuyết trình, thái độ học tập tự giác.
Vai trò của giáo viên và học sinh trong Phương pháp này như thế nào?
Giáo viên: đóng vai trò là quản lý dự án ( Project Manager)
- Thiết kế trải nghiệm học tập với ba giai đoạn: Lý thuyết, bài tập nhóm và luyện thi. Tương tự như phân tích dự án.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, mục tiêu để tìm hiểu nội dung.
- Phân nhóm và giao nội dung cho từng nhóm tìm hiểu, nghiên cứu. Bước này tương ứng với bước triển khai dự án.
- Kiểm tra, đánh giá giai đoạn các nhóm phối hợp làm việc và tìm hiểu nội dung. Bước này tương ứng bước nghiệm thu dự án.
- Thúc đẩy, truyền cảm hứng cho học sinh có động lực tìm hiểu.
Học sinh: đóng vai trò là người thực thi công việc của dự án.
- Lập kế hoạch, mục tiêu tìm hiểu nội dung kiến thức được quản lý dự án giao.
- Tự tìm hiểu, phân tích lý thuyết ( kiến thức mới).
- Tổ chức, làm việc nhóm cùng các bạn học sinh chung nhóm.
- Hướng dẫn, truyền đạt kiến thức đã tìm hiểu cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá bản thân và đánh giá chéo các nhóm khác.
Ưu điểm phương pháp PBL
- Học sinh là trung tâm, học sinh có thể là giáo viên.
- Học sinh sẽ chủ động học tập hơn qua việc tự tìm hiểu với sự phân công của giáo viên và áp lực của các bạn trong nhóm.
- Nâng cao các kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng tò mò, giao tiếp, thuyết trình, sáng tạo, tự tìm hiểu- nghiên cứu,..
- Tư duy được phát triển qua việc đặt câu hỏi của học sinh.
- Thích thú hơn khi lên lớp học, không còn nghe những kiến thức lý thuyết trong 1 thời gian dài.
- Tăng mức độ hiểu bài, ứng dụng kiến thức nhiều hơn. Không chênh lệch như phương pháp dạy học truyền thống.
- Học sinh không phụ thuộc vào thành tích, vì học sinh tự đánh giá qua nhiều giai đoạn trong phương pháp PBL.
- Thời gian học kiến thức ít, thời gian vận dụng thực tiễn nhiều. Nguyên lý 80/20, 20% học lý thuyết để đạt 80% vận dụng thực tiễn.
Nhược điểm phương pháp PBL
- Cực cho giáo viên. Giáo viên phải tốn nhiều thời gian để phân tích, thiết kế giáo án, phân nhóm nội dung cho từng nhóm tìm hiểu.
- Giáo viên luôn chủ động, năng động nhiều hơn, vì phải hướng dẫn trực tiếp từng nhóm, đánh giá từng nhóm.
- Khó khăn trong việc triển khai phương pháp này lần đầu. Đỏi hỏi phải tính kiên trì.
Ví dụ về triển khai Phương pháp PBL cho môn Toán lớp 12.
Giải tích 12 gồm các Chương: HÀM SỐ, LOGARIT, TÍCH PHÂN, SỐ PHỨC.
Mỗi chương được xem như là 1 dự án.
Bước 1: Giáo viên sẽ thiết kế (phân tích) dự án này thành các phần nhỏ như Sự biến thiên, cực trị, điểm uốn,....là phần nhỏ của dự án.
Bước 2: Giáo viên giao từng phần nội dung cho từng nhóm. Nếu chương có 7 nội dung thì phần thành 7 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một phần để tìm hiểu lý thuyết và bài tập cơ bản.
Bước 3: Giáo viên sẽ triển khai, hướng dẫn các nhóm cách tìm hiểu, phân công. Giáo viên phải cho học sinh nắm được mục đích của chương này để làm gì, có ứng dụng thực tế như thế nào ? Để các em hình dung ngược vấn đề, tránh phụ thuộc vào các định nghĩa trong sách. Ví dụ: Vẽ đồ thì hàm số ra, và đặt những câu hỏi làm sao để vẽ được hàm số này? Thì các sẽ tư duy tự nhiên, đưa ra những sáng kiến sáng tạo,...từ đó giáo viên mới giảng thêm.
Bước 4: Các nhóm sẽ tự tìm hiểu tại lớp, ở nhà trong 1 khoảng thời gian giáo viên quy định. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra kết quả tìm hiểu của từng nhóm thông qua việc thuyết trình hay giáo viên hỏi, kiểm tra trực tiếp và đánh giá lần 1 ở đây.
Bước 5: Sau khi kiểm tra các nhóm, giáo viên sẽ bổ khuyết những kiến thức cho các nhóm để các em hiểu sâu hơn và chỉ ra những chỗ chưa đúng.
Bước 6: Các em sẽ qua các nhóm khác để "dạy" phần kiến thức đã tìm hiểu. Tương tự các nhóm khác, hướng dẫn nội dung đã tìm hiểu. Các nhóm sẽ điền vào phiếu đánh giá mức độ hiểu bài của người dạy. Đánh giá lần 2.
Bước 7: Giáo viên sẽ giao các bài tập làm trên lớp và bài tập để nhóm về nhà làm.
Bước 8: Luyện tập phản xạ bằng việc giải đề liên tục trên lớp. Các em sẽ điền vào phiếu động lực mục tiêu của mình sẽ đạt mấy điểm, và mỗi lần giải đề, các em sẽ tự chấm điểm thông qua đáp án giáo viên cung cấp.
Nguồn: Panduvn.blogspot.com
On tháng 5 07, 2017 by John Luu in flipped classroom, lop hoc dao nguoc, lớp học đảo ngược No comments
Giới thiệu mô hình lớp học đảo ngược.
Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG ) sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học lý thuyết ở nhà, và hiệu quả hơn về vận dụng, phân tích, sáng tạo trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của bạn cùng lớp.
Với sự bùng nổ internet hiện nay ở nước ta, mô hình lớp học đảo ngược sẽ là hướng mới về phương pháp dạy, học.
Ở lớp học đảo ngược, Giáo viên thực hiện những video lý thuyết và bài tập cơ bản và chia sẻ trên internet để học sinh xem trước ở nhà, và thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài tập, thảo luận sâu hơn về kiến thức. Ở trên lớp, học sinh tương tác, hoạt động nhiều trên lớp, có thể phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tò mò, sáng tạo hơn với các câu hỏi, và sự kiểm soát, hướng dẫn học sinh sát hơn của giáo viên.
Cơ sở của phương pháp này là thang đo Bloom. Học sinh có thể tự xử lý lý thuyết ở nhà, lý thuyết là tư duy thấp ở mức "nhớ, hiểu" và việc vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo sẽ được hoạt động trên lớp hiệu quả hơn.
Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG ) sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học lý thuyết ở nhà, và hiệu quả hơn về vận dụng, phân tích, sáng tạo trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của bạn cùng lớp.
Với sự bùng nổ internet hiện nay ở nước ta, mô hình lớp học đảo ngược sẽ là hướng mới về phương pháp dạy, học.
Ở lớp học đảo ngược, Giáo viên thực hiện những video lý thuyết và bài tập cơ bản và chia sẻ trên internet để học sinh xem trước ở nhà, và thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài tập, thảo luận sâu hơn về kiến thức. Ở trên lớp, học sinh tương tác, hoạt động nhiều trên lớp, có thể phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tò mò, sáng tạo hơn với các câu hỏi, và sự kiểm soát, hướng dẫn học sinh sát hơn của giáo viên.
Cơ sở của phương pháp này là thang đo Bloom. Học sinh có thể tự xử lý lý thuyết ở nhà, lý thuyết là tư duy thấp ở mức "nhớ, hiểu" và việc vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo sẽ được hoạt động trên lớp hiệu quả hơn.
Cơ sở khoa học
Với phương pháp dạy học truyền thống, hầu hết việc giảng và nghe giảng ước chừng đã ngốn 90% thời gian, 10% còn lại là luyện tập trên lớp của cả giáo viên và học sinh. Khi nghe giảng, học sinh được đánh giá rơi vào tình trạng “low level thinking” còn khi ứng dụng lý thuyết làm bài tập hoặc các hoạt động học, học sinh sẽ ở “high level thinking”. Có thể tạm hiểu là khi học sinh đang bị động tiếp thu kiến thưc thì phần lớn sẽ khó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng.
Xuất phát từ nhược điểm đó của phương pháp học tập truyền thống, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năm 1990 Eric Mazur đã nhen nhóm một ý tưởng về phương pháp học tập mới giúp các bạn chủ động hơn trong việc học tập. Đây chính là tiền đề của phương pháp “Flipped learning” - đảo ngược phương pháp học tập truyền thống. Sau đó, Lage, Platt và Treglia đã công bố tài liệu "Đảo ngược các lớp học: Một cách để tạo một môi trường học tập hòa nhập" vào năm 2000.
Đến năm 2007, Jeremy Strayer công bố luận án của mình thực hiện tại Đại học bang Ohio mang tên “Những tác động của môi trường học tập trong Flipped classroom : So sánh các hoạt động học tập trong một lớp học truyền thống và một lớp học đảo ngược được sử dụng một hệ thống dạy kèm thông minh”. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hoạt động ngoài lớp học và trong lớp ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên tham gia khóa học.
Nguồn: Moon.vn
Flipped Classroom được ứng dụng tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên 53% khi áp dụng Flipped Classroom.
Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình Flipped Classroom như đã nói, nhưng con số này xem ra còn quá khiêm tốn. Một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình Flipped Classroom là vì chúng ta vẫn chưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên. Để thực hiện, giáo viên không đơn giản chỉ đưa video lên các trang mạng như Youtube hay ZingTV, mà quan trọng hơn hết phải quản lý được tình trạng học tập của học sinh và tương tác với học sinh.
Để khắc phục khó khăn này, vừa qua website giáo dục trực tuyến Zuni.vn đã cung cấp những tính năng vừa cho phép giáo viên tự do đăng tải bài giảng lên mạng, vừa có thể quản lý hiệu quả được hoạt động học tập của học sinh. Nói về những biến đổi trong lớp học của mình sau khi sử dụng Flipped Classroom, thầy Trần Ngô Định Công - giáo viên Trung tâm luyện thi Đại học Phúc Trí, một trong những người đầu tiên mạnh dạn ứng dụng Flipped Classroom trên website Zuni.vn - nhận xét: “Học sinh hiểu cặn kẽ những gì thầy giảng lại trên lớp, và đặt câu hỏi rất sâu sắc. Đó là do các em có thời gian để nghiền ngẫm, hiểu thật rõ vấn đề trước khi đặt câu hỏi. Điều này không thể có trong lớp học truyền thống vì khi nghe giảng một lần đầu, các em chưa thể hiểu hết nội dung bài; hôm sau thì lại không đủ thời gian để hỏi vì phải dành thời lượng cho bài mới”.
Em Lưu Quỳnh Hoa, học sinh lớp 12A01, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, hiện đang tham gia lớp Flipped Classroom của thầy Công trên Zuni.vn, cho biết: “Nếu như trước đây em chỉ đến lớp và nghe thầy giảng, hỏi bài thầy được trong vỏn vẹn một chiều thì với cách học mới này em có thể hiểu bài ngay tại nhà và đặt những câu hỏi để thầy giải đáp ngay tại lớp. Điều đó vừa giúp em chủ động hơn trong việc học vừa tăng thêm thời gian sửa bài tập khó trên lớp”.
Có thể thấy, mặc dù Flipped Classroom tuy chưa thể đảo ngược ngay được cách dạy truyền thống của đa số giáo viên tại Việt Nam hiện nay, những mô hình hỗ trợ flipped classroom như Zuni.vn cũng chưa có nhiều, nhưng tiềm năng trong tương lai của Flipped Classroom là rất lớn khi nền giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một cách thức giáo dục phù hợp với định hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Nguồn: news.zing.vn
Phương pháp này có nhược điểm không?
Nguồn: news.zing.vn
Phương pháp này có nhược điểm không?
Song song với ưu điểm, phương pháp Flipped Classroom còn có nhược điểm như sau:
- Mất nhiều công sức và thời gian cho việc soạn, thiết kế bài giảng cho giáo viên.
- Giáo viên phải am hiểu về công nghệ, am hiểu về phương pháp.
- Không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác.
- Phải có kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học. Không phải bài nào cũng phù hợp với phương pháp này.
Nguồn: Cô Tô Thụy Diễm Quyên.
Nguồn bài viết: Tổng hợp nhiều nguồn.
- Mất nhiều công sức và thời gian cho việc soạn, thiết kế bài giảng cho giáo viên.
- Giáo viên phải am hiểu về công nghệ, am hiểu về phương pháp.
- Không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác.
- Phải có kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học. Không phải bài nào cũng phù hợp với phương pháp này.
Nguồn: Cô Tô Thụy Diễm Quyên.
Nguồn bài viết: Tổng hợp nhiều nguồn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Search
Bài đăng phổ biến
-
Giáo dục đúng cách tạo ra nhân tài có nhân cách - Pandu.vn - Mỗi con người là mỗi bản gốc khác nhau, chúng ta không thể đặt những bản gốc ...
-
Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc thiết kế kiến thức môn học thành các dự án, các vấn đề và...
-
Giới thiệu mô hình lớp học đảo ngược. Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG...
-
Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng bán cầu não phải hay trái nhiề...
-
Ở Mỹ có rất nhiều gia đình không gửi con đi học ở trường mà tự dạy con tại nhà. Việc dạy con đa phần là do các bà mẹ đảm nhiệm. Ng...
-
Trường học sáng tạo (Creative Schools, 2015) là một hướng dẫn để chuyển đổi giáo dục. Những ý trường sách phân tích mọi ngóc ngách của giá...
-
Phần Lan- một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới- đang bắt tay vào một trong những cải cách có thể nói là triệt để nhất ...
-
PANDU LÀ GÌ? Pandu là Ứng dụng nền tảng kết nối gia sư dạy kèm với người học. Pandu cho phép người học, phụ huynh có thể chủ động chọn g...
-
Tiện ích tìm gia sư gần đây Học với gia sư giúp học sinh được phát triển hiệu quả học tập và định hướng về cách học. Nhu cầu tìm gia sư họ...
Categories
- flipped classroom
- giao duc phan lan
- homeschooling
- Ken Robinson
- lop hoc dao nguoc
- lop hoc truyen thong
- lớp học đảo ngược
- lớp học truyền thống.
- mo hinh giao duc homeschooling
- mo hinh giao duc tai nha
- nen giao duc phan lan
- nhuoc diem phuong phap day hoc truyen thong
- pandu
- phuong phap day hoc hieu qua
- phuong phap day hoc moi
- phuong phap day hoc qua du an
- phuong phap hoc qua du an
- phuong phap PBL
- phương pháp học qua dự án
- phương pháp PBL
- truong hoc sang tao
- trường học sáng tạo
Blog Archive
-
▼
2017
(8)
-
▼
tháng 5
(7)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NÃO TRÁI VÀ NÃO ...
- PHẦN LAN- NỀN GIÁO DỤC THÀNH CÔNG NHẤT THẾ GIỚI
- Homeschooling - Mô hình giáo dục tại nhà ở Mỹ
- TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO: CUỘC CÁCH MẠNG GIÁO DỤC ĐI TỪ...
- PHƯƠNG PHÁP DẠY PBL LÀ GÌ?
- LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC - FLIPPED CLASSROOM
- 3 NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
-
▼
tháng 5
(7)
Tuyển chọn gia sư chất lượng để mang lại sự an tâm cho phụ huynh - học sinh.
Được tạo bởi Blogger.