Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017
On tháng 5 07, 2017 by John Luu in flipped classroom, lop hoc dao nguoc, lớp học đảo ngược No comments
Giới thiệu mô hình lớp học đảo ngược.
Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG ) sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học lý thuyết ở nhà, và hiệu quả hơn về vận dụng, phân tích, sáng tạo trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của bạn cùng lớp.
Với sự bùng nổ internet hiện nay ở nước ta, mô hình lớp học đảo ngược sẽ là hướng mới về phương pháp dạy, học.
Ở lớp học đảo ngược, Giáo viên thực hiện những video lý thuyết và bài tập cơ bản và chia sẻ trên internet để học sinh xem trước ở nhà, và thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài tập, thảo luận sâu hơn về kiến thức. Ở trên lớp, học sinh tương tác, hoạt động nhiều trên lớp, có thể phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tò mò, sáng tạo hơn với các câu hỏi, và sự kiểm soát, hướng dẫn học sinh sát hơn của giáo viên.
Cơ sở của phương pháp này là thang đo Bloom. Học sinh có thể tự xử lý lý thuyết ở nhà, lý thuyết là tư duy thấp ở mức "nhớ, hiểu" và việc vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo sẽ được hoạt động trên lớp hiệu quả hơn.
Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG ) sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học lý thuyết ở nhà, và hiệu quả hơn về vận dụng, phân tích, sáng tạo trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của bạn cùng lớp.
Với sự bùng nổ internet hiện nay ở nước ta, mô hình lớp học đảo ngược sẽ là hướng mới về phương pháp dạy, học.
Ở lớp học đảo ngược, Giáo viên thực hiện những video lý thuyết và bài tập cơ bản và chia sẻ trên internet để học sinh xem trước ở nhà, và thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài tập, thảo luận sâu hơn về kiến thức. Ở trên lớp, học sinh tương tác, hoạt động nhiều trên lớp, có thể phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tò mò, sáng tạo hơn với các câu hỏi, và sự kiểm soát, hướng dẫn học sinh sát hơn của giáo viên.
Cơ sở của phương pháp này là thang đo Bloom. Học sinh có thể tự xử lý lý thuyết ở nhà, lý thuyết là tư duy thấp ở mức "nhớ, hiểu" và việc vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo sẽ được hoạt động trên lớp hiệu quả hơn.
Cơ sở khoa học
Với phương pháp dạy học truyền thống, hầu hết việc giảng và nghe giảng ước chừng đã ngốn 90% thời gian, 10% còn lại là luyện tập trên lớp của cả giáo viên và học sinh. Khi nghe giảng, học sinh được đánh giá rơi vào tình trạng “low level thinking” còn khi ứng dụng lý thuyết làm bài tập hoặc các hoạt động học, học sinh sẽ ở “high level thinking”. Có thể tạm hiểu là khi học sinh đang bị động tiếp thu kiến thưc thì phần lớn sẽ khó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng.
Xuất phát từ nhược điểm đó của phương pháp học tập truyền thống, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năm 1990 Eric Mazur đã nhen nhóm một ý tưởng về phương pháp học tập mới giúp các bạn chủ động hơn trong việc học tập. Đây chính là tiền đề của phương pháp “Flipped learning” - đảo ngược phương pháp học tập truyền thống. Sau đó, Lage, Platt và Treglia đã công bố tài liệu "Đảo ngược các lớp học: Một cách để tạo một môi trường học tập hòa nhập" vào năm 2000.
Đến năm 2007, Jeremy Strayer công bố luận án của mình thực hiện tại Đại học bang Ohio mang tên “Những tác động của môi trường học tập trong Flipped classroom : So sánh các hoạt động học tập trong một lớp học truyền thống và một lớp học đảo ngược được sử dụng một hệ thống dạy kèm thông minh”. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hoạt động ngoài lớp học và trong lớp ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên tham gia khóa học.
Nguồn: Moon.vn
Flipped Classroom được ứng dụng tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng mô hình Flipped Classroom trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên 53% khi áp dụng Flipped Classroom.
Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình Flipped Classroom như đã nói, nhưng con số này xem ra còn quá khiêm tốn. Một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình Flipped Classroom là vì chúng ta vẫn chưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên. Để thực hiện, giáo viên không đơn giản chỉ đưa video lên các trang mạng như Youtube hay ZingTV, mà quan trọng hơn hết phải quản lý được tình trạng học tập của học sinh và tương tác với học sinh.
Để khắc phục khó khăn này, vừa qua website giáo dục trực tuyến Zuni.vn đã cung cấp những tính năng vừa cho phép giáo viên tự do đăng tải bài giảng lên mạng, vừa có thể quản lý hiệu quả được hoạt động học tập của học sinh. Nói về những biến đổi trong lớp học của mình sau khi sử dụng Flipped Classroom, thầy Trần Ngô Định Công - giáo viên Trung tâm luyện thi Đại học Phúc Trí, một trong những người đầu tiên mạnh dạn ứng dụng Flipped Classroom trên website Zuni.vn - nhận xét: “Học sinh hiểu cặn kẽ những gì thầy giảng lại trên lớp, và đặt câu hỏi rất sâu sắc. Đó là do các em có thời gian để nghiền ngẫm, hiểu thật rõ vấn đề trước khi đặt câu hỏi. Điều này không thể có trong lớp học truyền thống vì khi nghe giảng một lần đầu, các em chưa thể hiểu hết nội dung bài; hôm sau thì lại không đủ thời gian để hỏi vì phải dành thời lượng cho bài mới”.
Em Lưu Quỳnh Hoa, học sinh lớp 12A01, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, hiện đang tham gia lớp Flipped Classroom của thầy Công trên Zuni.vn, cho biết: “Nếu như trước đây em chỉ đến lớp và nghe thầy giảng, hỏi bài thầy được trong vỏn vẹn một chiều thì với cách học mới này em có thể hiểu bài ngay tại nhà và đặt những câu hỏi để thầy giải đáp ngay tại lớp. Điều đó vừa giúp em chủ động hơn trong việc học vừa tăng thêm thời gian sửa bài tập khó trên lớp”.
Có thể thấy, mặc dù Flipped Classroom tuy chưa thể đảo ngược ngay được cách dạy truyền thống của đa số giáo viên tại Việt Nam hiện nay, những mô hình hỗ trợ flipped classroom như Zuni.vn cũng chưa có nhiều, nhưng tiềm năng trong tương lai của Flipped Classroom là rất lớn khi nền giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một cách thức giáo dục phù hợp với định hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Nguồn: news.zing.vn
Phương pháp này có nhược điểm không?
Nguồn: news.zing.vn
Phương pháp này có nhược điểm không?
Song song với ưu điểm, phương pháp Flipped Classroom còn có nhược điểm như sau:
- Mất nhiều công sức và thời gian cho việc soạn, thiết kế bài giảng cho giáo viên.
- Giáo viên phải am hiểu về công nghệ, am hiểu về phương pháp.
- Không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác.
- Phải có kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học. Không phải bài nào cũng phù hợp với phương pháp này.
Nguồn: Cô Tô Thụy Diễm Quyên.
Nguồn bài viết: Tổng hợp nhiều nguồn.
- Mất nhiều công sức và thời gian cho việc soạn, thiết kế bài giảng cho giáo viên.
- Giáo viên phải am hiểu về công nghệ, am hiểu về phương pháp.
- Không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác.
- Phải có kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học. Không phải bài nào cũng phù hợp với phương pháp này.
Nguồn: Cô Tô Thụy Diễm Quyên.
Nguồn bài viết: Tổng hợp nhiều nguồn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Search
Bài đăng phổ biến
-
Giáo dục đúng cách tạo ra nhân tài có nhân cách - Pandu.vn - Mỗi con người là mỗi bản gốc khác nhau, chúng ta không thể đặt những bản gốc ...
-
Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc thiết kế kiến thức môn học thành các dự án, các vấn đề và...
-
Giới thiệu mô hình lớp học đảo ngược. Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống ( TRƯỜNG - NHÀ), mô hình lớp học đảo ngược ( NHÀ - TRƯỜNG...
-
Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng bán cầu não phải hay trái nhiề...
-
Ở Mỹ có rất nhiều gia đình không gửi con đi học ở trường mà tự dạy con tại nhà. Việc dạy con đa phần là do các bà mẹ đảm nhiệm. Ng...
-
Trường học sáng tạo (Creative Schools, 2015) là một hướng dẫn để chuyển đổi giáo dục. Những ý trường sách phân tích mọi ngóc ngách của giá...
-
Phần Lan- một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới- đang bắt tay vào một trong những cải cách có thể nói là triệt để nhất ...
-
PANDU LÀ GÌ? Pandu là Ứng dụng nền tảng kết nối gia sư dạy kèm với người học. Pandu cho phép người học, phụ huynh có thể chủ động chọn g...
-
Tiện ích tìm gia sư gần đây Học với gia sư giúp học sinh được phát triển hiệu quả học tập và định hướng về cách học. Nhu cầu tìm gia sư họ...
Categories
- flipped classroom
- giao duc phan lan
- homeschooling
- Ken Robinson
- lop hoc dao nguoc
- lop hoc truyen thong
- lớp học đảo ngược
- lớp học truyền thống.
- mo hinh giao duc homeschooling
- mo hinh giao duc tai nha
- nen giao duc phan lan
- nhuoc diem phuong phap day hoc truyen thong
- pandu
- phuong phap day hoc hieu qua
- phuong phap day hoc moi
- phuong phap day hoc qua du an
- phuong phap hoc qua du an
- phuong phap PBL
- phương pháp học qua dự án
- phương pháp PBL
- truong hoc sang tao
- trường học sáng tạo
Blog Archive
-
▼
2017
(8)
-
▼
tháng 5
(7)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NÃO TRÁI VÀ NÃO ...
- PHẦN LAN- NỀN GIÁO DỤC THÀNH CÔNG NHẤT THẾ GIỚI
- Homeschooling - Mô hình giáo dục tại nhà ở Mỹ
- TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO: CUỘC CÁCH MẠNG GIÁO DỤC ĐI TỪ...
- PHƯƠNG PHÁP DẠY PBL LÀ GÌ?
- LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC - FLIPPED CLASSROOM
- 3 NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
-
▼
tháng 5
(7)
Tuyển chọn gia sư chất lượng để mang lại sự an tâm cho phụ huynh - học sinh.
Được tạo bởi Blogger.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét