Tuyển chọn gia sư chất lượng để mang lại sự an tâm cho phụ huynh - học sinh.

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc thiết kế kiến thức môn học thành các dự án, các vấn đề và giao cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện dự án. Giáo viên đóng vai trò là quản lý dự án, và học sinh là các nhóm thực hiện dự án được giáo viên giao.
Đầu ra của phương pháp này là kiến thức có được từ các kỹ năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tò mò, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phân tích, kỹ năng thuyết trình, thái độ học tập tự giác.

Vai trò của giáo viên và học sinh trong Phương pháp này như thế nào?
Giáo viên: đóng vai trò là quản lý dự án ( Project Manager)
- Thiết kế trải nghiệm học tập với ba giai đoạn: Lý thuyết, bài tập nhóm và luyện thi. Tương tự như phân tích dự án.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, mục tiêu để tìm hiểu nội dung.
- Phân nhóm và giao nội dung cho từng nhóm tìm hiểu, nghiên cứu. Bước này tương ứng với bước triển khai dự án.
- Kiểm tra, đánh giá giai đoạn các nhóm phối hợp làm việc và tìm hiểu nội dung. Bước này tương ứng bước nghiệm thu dự án.
- Thúc đẩy, truyền cảm hứng cho học sinh có động lực tìm hiểu.
Học sinh: đóng vai trò là người thực thi công việc của dự án.
- Lập kế hoạch, mục tiêu tìm hiểu nội dung kiến thức được quản lý dự án giao.
- Tự tìm hiểu, phân tích lý thuyết ( kiến thức mới).
- Tổ chức, làm việc nhóm cùng các bạn học sinh chung nhóm.
- Hướng dẫn, truyền đạt kiến thức đã tìm hiểu cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá bản thân và đánh giá chéo các nhóm khác.
Ưu điểm phương pháp PBL
- Học sinh là trung tâm, học sinh có thể là giáo viên.
- Học sinh sẽ chủ động học tập hơn qua việc tự tìm hiểu với sự phân công của giáo viên và áp lực của các bạn trong nhóm.
- Nâng cao các kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng tò mò, giao tiếp, thuyết trình, sáng tạo, tự tìm hiểu- nghiên cứu,..
- Tư duy được phát triển qua việc đặt câu hỏi của học sinh.
- Thích thú hơn khi lên lớp học, không còn nghe những kiến thức lý thuyết trong 1 thời gian dài.
- Tăng mức độ hiểu bài, ứng dụng kiến thức nhiều hơn. Không chênh lệch như phương pháp dạy học truyền thống.
- Học sinh không phụ thuộc vào thành tích, vì học sinh tự đánh giá qua nhiều giai đoạn trong phương pháp PBL.
- Thời gian học kiến thức ít, thời gian vận dụng thực tiễn nhiều. Nguyên lý 80/20, 20% học lý thuyết để đạt 80% vận dụng thực tiễn.
Nhược điểm phương pháp PBL
- Cực cho giáo viên. Giáo viên phải tốn nhiều thời gian để phân tích, thiết kế giáo án, phân nhóm nội dung cho từng nhóm tìm hiểu.
- Giáo viên luôn chủ động, năng động nhiều hơn, vì phải hướng dẫn trực tiếp từng nhóm, đánh giá từng nhóm.
- Khó khăn trong việc triển khai phương pháp này lần đầu. Đỏi hỏi phải tính kiên trì.
Ví dụ về triển khai Phương pháp PBL cho môn Toán lớp 12.
Giải tích 12 gồm các Chương: HÀM SỐ, LOGARIT, TÍCH PHÂN, SỐ PHỨC.
Mỗi chương được xem như là 1 dự án.
Bước 1: Giáo viên sẽ thiết kế (phân tích) dự án này thành các phần nhỏ như Sự biến thiên, cực trị, điểm uốn,....là phần nhỏ của dự án.
Bước 2: Giáo viên giao từng phần nội dung cho từng nhóm. Nếu chương có 7 nội dung thì phần thành 7 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một phần để tìm hiểu lý thuyết và bài tập cơ bản.
Bước 3: Giáo viên sẽ triển khai, hướng dẫn các nhóm cách tìm hiểu, phân công. Giáo viên phải cho học sinh nắm được mục đích của chương này để làm gì, có ứng dụng thực tế như thế nào ? Để các em hình dung ngược vấn đề, tránh phụ thuộc vào các định nghĩa trong sách. Ví dụ: Vẽ đồ thì hàm số ra, và đặt những câu hỏi làm sao để vẽ được hàm số này? Thì các sẽ tư duy tự nhiên, đưa ra những sáng kiến sáng tạo,...từ đó giáo viên mới giảng thêm.
Bước 4: Các nhóm sẽ tự tìm hiểu tại lớp, ở nhà trong 1 khoảng thời gian giáo viên quy định. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra kết quả tìm hiểu của từng nhóm thông qua việc thuyết trình hay giáo viên hỏi, kiểm tra trực tiếp và đánh giá lần 1 ở đây.
Bước 5: Sau khi kiểm tra các nhóm, giáo viên sẽ bổ khuyết những kiến thức cho các nhóm để các em hiểu sâu hơn và chỉ ra những chỗ chưa đúng.
Bước 6: Các em sẽ qua các nhóm khác để "dạy" phần kiến thức đã tìm hiểu. Tương tự các nhóm khác, hướng dẫn nội dung đã tìm hiểu. Các nhóm sẽ điền vào phiếu đánh giá mức độ hiểu bài của người dạy. Đánh giá lần 2.
Bước 7: Giáo viên sẽ giao các bài tập làm trên lớp và bài tập để nhóm về nhà làm.
Bước 8: Luyện tập phản xạ bằng việc giải đề liên tục trên lớp. Các em sẽ điền vào phiếu động lực mục tiêu của mình sẽ đạt mấy điểm, và mỗi lần giải đề, các em sẽ tự chấm điểm thông qua đáp án giáo viên cung cấp.

Nguồn: Panduvn.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét